Năm 354, trong thành phố nhỏ tên Tagaste, nay là Souk-Ahras trong nước Algérie ngày nay, lúc đó thuộc tỉnh Numidia trong đế quốc Roma, một nhân vật danh tiếng trong lịch sử Kitô giáo ra đời. Tên ngài là Augustin thành Hippo. Dù không phải là người Công giáo ngay từ lúc mới sinh ra, ngài đã lãnh phép rửa tội vào năm ngoài 30, và làm linh mục, giám mục, thần học gia có ảnh hưởng lớn lao và thành lập tu viện Augustin.
Giáo Hội Công giáo luôn công nhận tầm quan trọng của thánh Augustin và phái Tin lành như Luther cũng chịu ảnh hưởng của ngài trong việc học hỏi Thánh Kinh cũng như thần học. Thánh Augustin chết tại Hippo nơi ngài làm giám mục trong khi quân Vandals bao vây thành phố năm 430.
Dù cho thánh nhân là học giả Kitô giáo lớn lao, nhưng cuộc sống và hoàn cảnh cuộc sống của ngài trong thế giới La Mã thế kỷ thứ IV không có gì xa lạ với tư tưởng thần học và khoa học hiện đại. Tuy nhiên thánh Augustin vẫn hiện đại và hợp thời, vì con người trong thời đại nào hay thuộc nền văn hoá nào đều đặt ra những vấn đề như nhau và cùng vật lộn với những nỗi khó khăn như nhau, vì đó là con người. Câu chuyện cuộc đời thánh Augustin được thành thực kể lại trong sách Tự Thú sẽ cho ta thấy ngài giống chúng ta.
Thực ra những vấn đề thần học làm cho thánh Augustin phải băn khoăn thì cũng làm cho chúng ta phải thao thức. Khi còn trẻ ngài theo phái Mani. Trong thời gian mấy năm trời ngài chủ trương thế giới có hai lực lượng tốt và xấu tranh dành nhau. Phái này không quan niệm Chúa là một nhân vị lại càng không thể chấp nhận việc Thiên Chúa làm người nơi Chúa Giêsu. Ngài lưu ý tới ý nghĩ về thiên Chúa và mối liên hệ với vũ trụ vật chất. Ngài cũng lưu tâm vấn đề nguồn gốc sự dữ mà phái Manichée không thể giải đáp thoả đáng. Phái này tin vào thuyết nhị nguyên nghĩa là có hai lực lượng tốt và xấu tranh chấp trong con người và vũ trụ. Augustin nhìn vào lòng mình và cũng đặt câu hỏi như thánh Phaolô: "Ai cứu tôi khỏi thân xác hay chết này". Ngài luôn chiến đấu để giữ mình trong sạch nhưng luôn thất bại và cảm thấy bất lực không thể cải thiện.
Tuy nhiên trong sách Tự Thú của ngài, chúng ta thấy có những vấn đề hiện đại. Augustin sống trong một xã hội tôn thờ nhà nước và sự thành công. Ðôi khi coi võ lực như là một quyến rũ một việc giải trí. Coi trọng thể thao và coi nhẹ tinh thần. Trong kinh nghiệm của Augustin cũng có bạo động băng đảng, dục tình khai phóng, quá coi trọng dư luận quần chúng, không muốn chủ trương theo thiểu số những vấn đề về nguyên tắc luân lý, mê bói toán, và coi thường phụ nữ. Khi ta đọc sách của Ngài, ta thấy được con người và thấy ngài giống ta. Chúng ta cũng phải đương đầu với hầu hết những vấn đề luân lý ngài phải đương đầu. Những cơn cám dỗ mà ngài chịu thua hay thường nhượng bộ thì cũng đã đánh gục chúng ta. Về vấn đề con người thực ra không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời.
Nhưng cuộc hành trình tâm linh của ngài mới là cuộc hành trình của mỗi người chúng ta. Ngài đã không được sửa soạn cho một thế giới Kitô giáo. Ngài muốn mọi sự đều hoàn hảo nên ngài muốn biết Chúa. Chúng ta cũng đi theo ngài trên con đường khúc khủyu và đau đớn. Dần dà không còn lối thoát. Và trong nhiều năm ngài đã không thể mở lòng cho những đòi hỏi luân lý và tinh thần của phúc âm. Là một nhà tưởng ngài cho rằng chướng ngại thứ nhất thuộc lãnh vực lý trí. Sau cùng trong khu vườn tại Ý ngài đã tìm ra ngăn trở chính là luân lý và ý chí. Không thể nào hiểu hoàn toàn về đức tin, chỉ là phó thác trọn vẹn và sẵn sàng dứt khoát với tội lỗi.
Giáo Hội trong thế kỷ thứ IV đang ở ngã ba đường. Sau thời sơ khai và cơn bắt đạo dữ dằn, đạo Công giáo đã có mặt hầu hết trong đế quốc Roma. Thánh giá đã mang lại nhiều chiến thắng nhất là cuộc trở lại của hoàng đế Constantine. Nhưng chiến thắng cũng mang theo hậu quả. Giáo Hội bị lệ thuộc nhà nước.
Giáo Hội vẫn có kẻ thù và kẻ thù còn ghê gớm hơn. Giai cấp trưởng giả Roma đã quay về với tôn giáo ngoại đạo. Nhiều lạc phái nổi lên như phe Ario chối bỏ sự nhập thể của Chúa Giêsu và phái Manichee. Dù sao làm một người Công giáo không nhượng bộ không phải là chuyện dễ dàng và lúc nào cũng thế.
Nhưng Giáo Hội hiện hữu, có của cải và quyền lực cũng như ảnh hưởng. Thay vì thi hành lời Chúa rao giảng cho muôn dân Giáo Hội quay về những vấn đề nội bộ với nhiều sai lạc tôn giáo hay triết học. Giáo Hội thời Augustine có quan điểm lạ lùng về phép rửa tội. Nhiều người cho rằng tội phạm sau khi rửa tội là tội không thể tha thứ. Do đó người ta chỉ rửa tội khi gần chết hay càng muộn càng tốt để tránh cho khỏi phạm tội sau khi đã được rửa tội. Chính Augustine không có quan niệm như thế và ngài đã có ảnh hưởng trong việc bãi bỏ quan niệm đó. Ngài và con trai được rửa tội cùng một lúc trong khi cha ruột của Ngài là Patricius chỉ được rửa tội khi gần chết.
Giáo Hội thời đó đang bị giằng co bởi hai khuynh hướng, một đàng muốn giữ lại sự đơn sơ của phúc âm, thống hối, tin tưởng và phép rửa, đàng khác muốn có một Giáo Hội lớp lang có tổ chức có nghi thức và luật pháp khi đó những sứ điệp căn bản ban đầu có cơ bị lu mờ. Trong sách của Ngài cho ta thấy tình trạng đó. Và Ngài đã dành phần lớn thời gian cho việc đề cao tinh thần phúc âm nguyên tuyền. Giáo Hội trong thời ấy cũng bị ảnh hưởng do tinh thần canh tân phát xuất từ Ai cập và chính Augustin cũng bị ảnh hưởng tinh thần đó. Ảnh hưởng lớn nhất đến từ thánh Phaolô và giám mục Milan, thánh Ambrosio cũng không bằng ảnh hưởng của bà mẹ là nữ thánh Monica. Sách tự thú là một bằng chứng về sự can đảm tính tình và niềm tin của người phụ nữ kỳ diệu này. Trong giai đoạn mà người phụ nữ bị coi như đồ chơi hay thuộc quyền sở hữu của chồng, bà luôn tin rằng con và chồng của bà sẽ có ngày lãnh nhận đức tin. Bà cầu nguyện và ăn chay, khóc lóc và lo lắng nhưng nhất là bà làm gương về cuộc sống Kitô hữu. Bà thầm lặng, tử tế và đơn sơ.
Augustin trở lại vào năm 386 khi làm giáo sư tu từ tại Milan. Nhà thờ thánh tích triết gia hay bạo chúa đều qua đi nhưng niềm tin mà Augustine tìm thấy vẫn tồn tại. Niềm tin là ơn sủng do Chúa ban. Có ơn sủng là qua niềm tin, điều này đã mạc khải cho Augustin cũng như cho Luther và Wesley. Ngài đã nuôi dưỡng niềm tin cũng bằng những bí tích chúng ta chịu ngày hôm nay. Ngài đọc Thánh Kinh, nhất là Thánh vịnh và thư thánh Phaolô, khi mới trở lại. Ngài đã được rửa tội như chúng ta. Ngài cũng tìm kiếm cũng một ơn Thánh Thần như chúng ta. Ngài cũng mong ước và nhìn thấy sự trở lại của bạn hữu. Những dòng sau đây rút ra từ cuốn tự thú của thánh Augustin. Tuy nhiên được xếp đặt cho bạn đọc thời nay. Hi vọng bạn đọc nhất là những người trẻ tuổi tìm được nơi đây tiếng vọng của tâm hồn mình và qua đó tìm được con đường hạnh phúc.
Dallas ngày lễ thánh Augustino, 28-8-1990
Ngô tường DZũng.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Thú Thánh Augustino PDF của tác giả Augustino nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách TỰ THÚ THÁNH AUGUSTINO thì mình cảm thấy sách là:
- Các tác phẩm tường thuật về cuộc đời và trải nghiệm cá nhân của tác giả, thường dựa trên những ký ức và suy tư cá nhân. Gợi mở sự chân thành và sự chia sẻ của tác giả về cuộc sống.
- Tập trung vào việc khám phá ý nghĩa và giá trị tôn giáo và tâm linh. Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn về cách tìm kiếm sự bình an và ý nghĩa trong cuộc sống. Gợi mở sự hiểu biết và sự kết nối tâm linh.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN