Người không quê hương là tuyển tập các tiểu luận và bài phát biểu của Vonnegut với những trang minh họa của chính tác giả, được dày công thực hiện trong suốt năm năm. Đứng trên lập trường của một nhà nhân văn và tư tưởng gia tự do, ông đã công khai thể hiện quan điểm sắc bén về nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, nghệ thuật, tình dục…Xuyên suốt cuốn sách mỏng là một Vonnegut trào phúng mà sâu sắc, một người tự nhận mình là “người không quê hương” nhưng lại không hề bàng quan trước thực tại đất nước.
Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, theo học chuyên ngành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Xuất ngũ trở về, Vonnegut theo học Đại học Chicago và bắt tay vào sự nghiệp cầm bút. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Player Piano, xuất bản năm 1952. Các tác phẩm tiêu biểu khác bao gồm Slaughterhouse-Five, Cat’s Cradle, Jailbird, Deadeye Dick…Vonnegut nổi tiếng vì văn phong đặc biệt với những câu văn dài và rất ít dấu câu, thẫm đẫm tinh thần hài hước. Người không quê hương (2005) là tác phẩm cuối cùng trong văn nghiệp của ông.
***
Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, trong một gia đình người Mỹ gốc Đức, và sớm phải đối mặt với sóng gió cuộc đời. Cuộc Đại Khủng Hoảng 1930 đã khiến gia đình ông khánh kiệt, cha ông suy sụp, mẹ mất vì dùng thuốc ngủ quá liều. Chủ đề “Giấc mơ Mỹ - đạt được và đánh mất” xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của ông sau này.
Vonnegut theo học chuyên nghành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Ông từng tham gia trận Bulge lịch sử và bị bắt làm tù binh tại Dresden, Đức. Trải nghiệm khốc liệt đó được tái hiện trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Slaughterhouse-Five (1969).
Xuất ngũ trở về, ông theo học ngành Nhân chủng học, Đại học Chicago, sau đó chuyển đến làm việc tại công ty General Electric, Schenectady. Trong thời gian này, ông bắt đầu viết báo và truyện ngắn. Năm 1951, ông từ chức và dành toàn bộ tâm sức vào văn nghiệp.
***
Khi còn bé tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong bất kỳ gia đình nào cũng luôn thích đùa, vì nói đùa là cách duy nhất để nó có thể tham gia câu chuyện của người lớn. Chị tôi lớn hơn tôi năm tuổi, anh tôi hơn tôi chín tuổi, và cả bố lẫn mẹ tôi đều là những người hoạt ngôn. Vì thế hồi tôi còn nhỏ xíu, mỗi khi ăn tối với cả nhà, tôi luôn khiến mọi người chán chết. Họ không muốn nghe mấy chuyện trẻ con ngốc nghếch đã xảy ra trong ngày với tôi. Họ muốn nói về những thứ thực sự quan trọng xảy ra ở trường phổ thông không thì cũng ở trường đại học hay chốn công sở. Vì vậy cách duy nhất để tôi có thể tham gia một câu chuyện là nói cái gì đó vui vui. Tôi nghĩ mới đầu chắc chỉ do tôi tình cờ thôi, tình cờ chơi chữ trong lời nói khiến cuộc đàm thoại phải ngừng lại, đại loại vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng bông đùa là một cách để xen vào cuộc trò chuyện của người lớn.
Tôi lớn lên trong thời kỳ mà hài kịch ở đất nuớc này rất huy hoàng - thời kỳ Đại Suy Thoái. Có rất nhiều diễn viên hài kỳ cựu hàng đầu trên sóng phát thanh. Và dù không chủ định, tôi đã thực sự học hỏi họ. Tôi thường nghe hài kịch ít nhất một tiếng đồng hồ mỗi đêm suốt cả thời trai trẻ và rất quan tâm muốn biết thế nào là chuyện đùa, làm cách nào nó lại gây cười.
Khi nói đùa, tôi cố gắng không xúc phạm đến ai. Tôi nghĩ phần lớn những gì mình làm chưa gây phản cảm cho người nào. Tôi nghĩ mình chưa làm nhiều người phải ngượng ngùng hay căng thẳng. Cách nói chuyện gây sốc duy nhất mà tôi sử dụng là thỉnh thoảng dùng một từ dung tục. Có vài thứ chẳng thể gây cười. Chẳng hạn, tôi không thể tưởng tượng ra nổi một cuốn sách hay một vở kịch trào phúng nào nói về trại tập trung Auschwitz. Tôi cũng chẳng thể nào đùa giỡn về cái chết của John F. Kennedy hay Martin Luther King. Ngoài những thứ đó ra, chưa có đề tài nào mà tôi lại tránh né hay không thể tận dụng. Những thảm họa lớn cũng hài hước chết đi được, như Voltaire đã từng chứng minh. Các bạn biết đó, vụ động đất ở Lisbon thật buồn cười[1].
Tôi đã chứng kiến Dresden bị tàn phá. Tôi đã thấy cái thành phố đó trước khi trốn vào hầm tránh bom và thấy lại nó sau khi ra khỏi hầm, và dĩ nhiên tiếng cười là một phản ứng. Có Chúa chứng giám, ấy là linh hồn tìm kiếm chút khuây khỏa.
Bất cứ đề tài nào cũng có thể gây cười, và tôi cho rằng có một loại tiếng cười rất kinh hãi - tiếng cười của những nạn nhân ở trại Auschwitz.
Tiếng cười là một phản ứng gần như bản năng của cơ thể trước nỗi sợ hãi. Freud[2] nói tiếng cười là một trong những phản ứng trước sự thất vọng. Ông nói một con chó khi không thể ra khỏi cổng sẽ cào cửa và bắt đầu đào bới rồi có những động tác vô nghĩa, có lẽ là gầm gừ hay làm gì đó, để đối phó với sự thất vọng hay ngạc nhiên hay sợ hãi.
Và rất nhiều tiếng cười phát sinh từ nỗi sợ. Mấy năm trước tôi tham gia thực hiện một chương trình truyền hình hài dài tập. Chúng tôi cố gắng cùng tạo nên một chương trình theo nguyên tắc cơ bản: luôn đề cập tới cái chết trong mỗi tập. Yếu tố này làm cho tiếng cười trở nên sâu sắc hơn mà khán giả không nhận ra được cách thức chúng tôi tạo ra những tiếng cười thắt ruột.
Có một loại tiếng cười hời hợt. Bob Hope chẳng hạn, ông không hẳn là nhà hài hước. Ông là diễn viên hài với thiên tư rất mỏng, chưa bao giờ đề cập đến bất cứ vấn đề gì nhức nhối. Trước đây tôi thường cười ngặt nghẽo khi xem Laurel và Hardy[3] diễn xuất. Có một sự bi ai thê lương phảng phất đâu đó trong cách diễn của họ. Những con người ấy quá hiền lành để có thể tồn tại trong thế giới này và luôn đứng trước nguy cơ rất lớn. Họ có thể dễ dàng bị thủ tiêu.
***
Ngay cả những chuyện đùa đơn giản nhất cũng dựa trên những cái giật mình sợ hãi khe khẽ, chẳng hạn như câu hỏi, “Cái thứ màu trăng trắng trong phân chim là gì?” Người nghe, như thể bị gọi trả bài trong trường, ngập ngừng trong giây lát vì sợ sẽ nói ra điều gì đó ngu ngốc. Khi nghe được câu trả lời, “Cũng là phân chim thôi!”, họ xua tan nỗi sợ bản năng bằng tiếng cười. Dù sao thì họ cũng chưa từng bị làm vật thí nghiệm bao giờ mà.
“Tại sao lính cứu hỏa lại mặc dây đeo quần màu đỏ?” Và “Tại sao người ta lại chôn George Washington trên sườn đồi?” Vân vân và vân vân.
Lẽ đương nhiên, còn có những chuyện đùa không cười nổi, cái mà Freud gọi là “hài hước giá treo cổ”[4]. Có những tình huống thật ngoài đời vô vọng đến nỗi không bao giờ người ta có thể thấy khuây khỏa.
Khi chúng tôi bị dội bom ở Dresden, ngồi trong hầm trú, hai tay ôm đầu đề phòng trần hầm sụp xuống, chúng tôi nghe một anh chiến sĩ nói như thể mình là nữ công tước trong lâu đài vào một đêm mưa lạnh lẽo, “Ta tự hỏi những người dân nghèo đang làm gì tối nay.” Chẳng ai cười, nhưng chúng tôi ai cũng vẫn mừng là anh đã nói câu ấy. Ít ra thì chúng tôi vẫn còn sống! Anh đã chứng minh được điều đó.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Không Quê Hương PDF của tác giả Kurt Vonnegut nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách NGƯỜI KHÔNG QUÊ HƯƠNG thì mình cảm thấy sách là:
- Các tác phẩm tường thuật về cuộc đời và trải nghiệm cá nhân của tác giả, thường dựa trên những ký ức và suy tư cá nhân. Gợi mở sự chân thành và sự chia sẻ của tác giả về cuộc sống.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN