Trang chủ GIỮ GÌN 36 PHỐ PHƯỜNG
GIỮ GÌN 36 PHỐ PHƯỜNG

GIỮ GÌN 36 PHỐ PHƯỜNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 9/10 từ 1 lượt

Tác giả :

Tô Hoài

Định dạng :

Sách PDF

Số trang :

111

Kích thước :

933 KB

Lượt đọc :

1

Yêu thích :

0

Giới thiệu

"Có trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống.

Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế.

Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường.

36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống...

***

ó trách nhiệm với di tích lịch sử mọi mặt ở các nơi đô hội qua các đời là một phong tục đẹp của một dân tộc có văn hóa và truyền thống.

Trên thế giới, hầu như bất cứ thủ đô hoặc thành phố lớn nào nhiều tuổi cũng đều được bảo vệ, trân trọng. Cách Tân Đê-li (Đê-li mới) thủ đô Ấn Độ vài ki-lô-mét là Đê-li cũ, thành cổ Đê-li ngày xưa. Tbi-li-xi, thủ đô nước Gruzia, ở kề bên vẫn nguyên thành cổ Tbi-li-xi phố phường và nhà thờ. Bên trong nhà ở các thành phố chính đã được hiện đại hóa cho thích nghi đời sống hôm nay, nhưng bề ngoài vẫn tầng nhà, màu tường và mặt đường đá tảng từ thời Pie đại đế. Thành phố Vacsava, thủ đô Ba Lan bị phát xít Đức hoàn toàn hủy diệt. Khi xây dựng lại Vacsava, các khu cổ được hồi sinh như trước kia. Kể từ màu gạch đến cái trụ đá trước sân nhà thờ để chống bệnh dịch tả - theo mê tín cũ, cũng được làm lại giống thế.

Trải hàng nghìn năm, di tích lịch sử ở Hà Nội tập trung nhất ở hai khu: Khu thành cũ mà ta quen gọi là “trong thành”, kinh đô từ thời Lý và triều đại về sau; và vùng dân cư ở bọc ngoài thành, từ phố Nhà Hỏa đến ngõ Phất Lộc, từ Hàng Khoai sang Cầu Gỗ, tuy không có mốc giới hạn bao giờ, nhưng có một cái tên chung là khu 36 phố phường.

36 phố phường vẫn đứng yên thế, nhưng cũng lại luôn chuyển động theo thời gian và lịch sử mỗi thời kỳ. Nó là một bảo tàng ngoài trời, bảo tàng ở giữa sinh hoạt thành phố, không tách khỏi đời sống - một lưu niệm sâu sắc ý nghĩa giáo dục truyền thống.

Hà Nội đã phải trải nhiều biến đổi. Khí hậu nhiệt đới tàn phá các công trình, mà các phường phố dân cư thời ấy thường là nhà đất tranh tre. Vua chúa các triều đại triệt hạ nhau. Hà Nội bị tàn phá nặng nề nhất là đến đời Nguyễn. Dời đô vào Phú Xuân, nhà Nguyễn phá hủy Thăng Long để “tiêu diệt thế đất đế vương ở Bắc Hà”.

Nhưng trong nghệ thuật gìn giữ và tôn trọng di tích, trên thế giới và trong nước ta đã có nhiều biện pháp và kinh nghiệm tốt.

Kho tàng ca dao, tục ngữ, bài vè, bút kí của các nhà văn thế kỉ trước và đầu thế kỉ này. Một số tranh, ảnh và sách, tư liệu của Pháp khi mới chiếm Hà Nội. Nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều tranh ảnh có thể khơi gợi lại được hình thù, cảnh cũ. Lại còn những tài liệu cực quý, ấy là chuyện nhớ lại của các cụ ở Hà Nội thọ bảy tám mươi tuổi trở ra. Khi xây dựng lại khu thành Vacsava cổ, những tư liệu gia đình và mắt thấy tai nghe này rất quan trọng với các nhà chuyên môn.

Nhà cửa hồi đầu thế kỉ, các khu vực Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Bạc, các ngõ Trung Yên, Nội Miếu bây giờ, cụ Hoàng Đạo Thúy còn nhớ được cái chuôi vồ đầu tường, hòn ngói âm dương, các kiểu cửa lùa, cửa đẳng, cửa ngăn, cửa bức bàn và cái só luồn bậc cửa. Những dãy nhà một tầng gác xép tầng tầng lớp lớp nhấp nhô sóng mái bây giờ vẫn thế. Đó là những nhà dân thường, người buôn bán, thợ thủ công ở tụ hội lại cả họ, cả phường đã thành tên phố: Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Bát Đàn…

Bên những dinh thự và công sở người Pháp xây dựng, nhà cửa khoảng 100 năm trở lại đây còn in rõ cảnh sống thành phố, nhìn nhà, biết tuổi nhà - ở vùng bệnh viện Việt - Xô, nhà khách Bộ Quốc phòng và nhiều phố, trên tường nhà còn thấy đắp nổi con số năm khởi công và năm hoàn thành ngôi nhà. Những hiệu buôn và hàng quán của người Pháp ở Hàng Khay, Hàng Trống, của người Ấn Độ ở Hàng Ngang, của người Trung Quốc ở Hàng Buồm, của người Nhật ở Cửa Đông, của những người Việt Nam giàu có như nhà Trấn Hưng Hàng Bạc, nhà Cửu Nghi và Lê Thuận Kho át Hàng Bồ.

Chỉ kể một vài tên làm ví dụ. Những nhà hàng cửa hiệu hiện nay còn, chỉ cần biết bảo quản, chứ không đến nỗi phải làm lại theo chuyện kể hay trí nhớ. Mới đây, trung tu cổng tam quan chùa Thiên Trù trong quần thể chùa Hương Phái nghiên cứu, sử dụng những bức ảnh ngày trước còn lưu trữ ở thư viện Phương Đông tại Paris bên Pháp, khi xây dựng. Khu phố cổ thành phố Plopdip (Bungari) tương tự 36 phố phường của ta, còn giữ được quán ăn và ngôi nhà đồ sộ của một người Do Thái buôn bán lớn đã lâu đời ở đấy, nhà này đi buôn đường Ấn Độ trong phòng trang trí lụa là, chiếu thảm, đồ đạc vùng Trung cận Đông và Nam Á.

Ở Hà Nội, nhiều di tích chiến đấu và cách mạng đã được xếp hạng như di tích lịch sử và nghệ thuật, nhưng còn thật nhiều di tích phổ biến mà trong khu 36 phố phường rất sẵn những cái nho nhỏ chỗ nào cũng có ấy tạo nên không khí, và quang cảnh. Đi trong thành phố Vacsava, thấy cứ ở nơi nào có một trận đánh dù nhỏ và chớp nhoáng, nơi nào có chiến sĩ hy sinh trong thời kỳ Vacsava bị phát xít Đức chiếm đóng, đều có tượng nhỏ, phù điêu hoặc gắn biển ghi sự tích. Mỗi bước lại gặp cuộc chiến đấu của nhân dân Ba Lan anh hùng. Ở Béc-lin, bên cạnh tòa nhà Quốc hội mà quân đội Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng lên nóc, vẫn như trong chiến tranh và có nhiều khu phố, hai bên nhà dân vẫn ở bình thường, nhưng mặt tường nhà để lởm chởm như bị bom phá, và màu tường quét vôi xám nhạt như ám khói, người đi qua vẫn có cảm tưởng về trận đánh khốc liệt ngay giữa dinh lũy sào huyệt của phát xít ngót nửa thế kỉ đã qua.

Những sự việc lịch sử và cách mạng đã xảy ra ở Hà Nội rất phong phú, nhiều mặt. Dấu vết viên đạn trái phá quân Pháp xâm lược bắn thủng tường thành Cửa Bắc. Sử sách còn kể tên những pháp trường Pháp dựng quanh Bờ Hồ để giết hại các nhà yêu nước. Năm 1954, thành phố tìm lại và bốc mộ các chiến sĩ chiến đấu ở Liên khu 1 hy sinh và phải chọn ngay ở nơi vừa ngã xuống. Mỗi nơi ấy ngày nay cần có bia tưởng niệm, để cho những người tìm hiểu khu 36 phố phường không phải chỉ thấy sự tích anh hùng ở chợ Đồng Xuân, mà thật ra phố nào cũng có, có nhiều. Cũng như phải gắn bia lưu niệm chi tiết hơn nữa về các cơ sở cách mạng hồi bí mật trước Tổng khởi nghĩa, thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, để cho người bây giờ thấy được hoạt động cách mạng thời kỳ đất nước còn đen tối đã to lớn, đã dũng cảm đến thế nào mới có được ngày nay. Sân gác thượng một nhà in phố Hàng Bồ, ở đấy tiểu đội của chiến sĩ Bạch Ngọc Liễn đã dùng súng trường bắn rơi một máy bay trinh sát Pháp khi Liên khu 1 đương còn trong vòng vây địch. Đấy là chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ở nhiều bức tường nhà hai tầng phố Hàng Gai còn lỗ chỗ vết thủng, vết đạn, khi hai bên phố là phòng tuyến của ta và địch hàng ngày tấn công sang nhau. Ở hầu hết mọi nhà còn vết tường nhà đã bị phá, để cả phố thành giao thông hào luồn nhà này sang nhà khác khắp 36 phố phường ra tận chốt ngoài cùng. Ở ngõ Phất Lộc, điểm tập trung sau cùng của trung đoàn Thủ đô trước khi rút sang bên bờ sông Hồng, luồn khỏi vòng vây của địch. Cây đa cạnh đền Bà Kiệu còn những vết sẹo và cành gãy, đó là cái cây bị thương vì bom bi mấy trận máy bay Mỹ ném xuống quanh Hồ Gươm. Có thể nói, chỗ nào trong khu vực này cũng la liệt dấu vết cuộc chiến đấu cách mạng và lịch sử qua các thời kỳ.

Khu vực 36 phố phường còn nhiều đình, chùa, đền miếu rải rác các phố. Chứng tích đô thị một đất nước châu Á gốc nông nghiệp, dẫu đã ra ở đường phố, nhưng tính cách lũy tre làng vẫn được gìn giữ, người ta lập nơi thờ mới hoặc thờ vọng thành hoàng làng ở quê. Cần giữ lại mọi hình ảnh có đặc điểm này, tất nhiên nơi là di tích được xếp hạng (đền Bạch Mã), những nơi khác có thể vẫn ở, vẫn sử dụng bình thường, nhưng phải có quy định không được tự tiện xê dịch, hủy bỏ hoặc tự ý sửa chữa, v.v...

Vùng 36 phố phường có nhiều di tích tiêu biểu xứng đáng. Khách trong nước và nước ngoài có dịp được tham quan cái bảo tàng ngoài trời của thành phố ta qua các thời kỳ. Nhưng khu vực này đang có nguy cơ biến dạng. Nếu không sớm bảo vệ nghiêm ngặt, e đến khi ta có điều kiện tôn tạo, sẽ tốn công tốn sức lắm và có những mất mát không thể tìm lại được.

Số người, số hộ đến ở khu này đông quá mức. Là khu buôn bán cũ, bây giờ vẫn tiếp tục buôn bán - trong tình hình này sinh hoạt buôn bán càng nhiều. Vì thành phố không trông trước được đây sẽ là vùng di tích nên không có quy định gì về người đến, người ở. Hiện các phường Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Bạc là những phường chật chội, đông người nhất, ô nhiễm nặng nhất, và sẽ còn đông nữa, bẩn nữa. Do đòi hỏi của sinh hoạt, người ta phá nhà cũ xây nhà mới, người ta phải cơi nới gác xép và lên tầng. Cả đến hai đầu đao mái đền Bạch Mã đã được xếp hạng cũng phải đâm vào cửa sổ một hiệu ăn sát nách nhà. Từ Hàng Đào lên Hàng Đường có lệnh bắt các nhà nhích ra hè phải lui cửa hàng vào như cũ, xem chừng chỉ đẩy vào một hai tấc cũng không phải dễ. Có thể báo động: Tất cả các nhà trong khu vực này, nếu người ta chưa phá đi làm lại thì nhà nào cũng đã sửa chữa cả rồi.

Thành phố phải tổ chức biện pháp giữ gìn, bảo vệ ngay. Trước mắt, chưa có điều kiện tôn tạo, nhưng nhất thiết phải giữ gìn và bắt đầu những công việc sưu tầm nghiên cứu chuẩn bị cho công việc tới. Những vấn đề như số lượng người ở, các nhà xây mới và chữa, chuyện đường sá, cây cối, các đình chùa đền miếu đều liên quan đến công cuộc gìn giữ trước mắt và sau này. Không để tùy tiện buông tuồng như bây giờ.

Hà Nội 36 phố phường. Cái 36 phố phường ấy của thành phố đã hình thành từ Thăng Long nghìn đời không chỉ trên quang cảnh trông thấy, mà đã vào tâm hồn tình cảm con người với biết bao tục ngữ, ca dao.

Xin nói về việc hôm nay chúng ta bảo vệ “Hà Nội 36 phố phường” quý báu đó cho bộ mặt thủ đô cả nước và tấm lòng mến yêu của mọi người trên thế giới khi đã một lần đến thăm Hà Nội.

Có thể tính ra đã hàng chục đề tài nghiên cứu bảo tồn phố cổ với hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đầu tư cho những công tác nghiên cứu này, nhưng vẫn chưa tìm ra một phương án tối ưu được các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế và giới kiến trúc nhất trí, ủng hộ là thực hiện toàn diện và đồng bộ.

Ngoài ra để chuẩn bị bảo vệ khu phố còn có nhiều cuộc bàn bạc khác của các chính quyền về khu phố cổ 36 phố phường. Hội đồng nhân dân thành phố đã họp chuyên đề quyết định cả đặt mốc giới khu phố. Và hiện nay đương bàn soạn và dự thảo những quyết định chi tiết về thể thức cải tạo, xây dựng trong khu vực này. Quan tâm và làm việc cho một khu phố cổ giữ được sắc thái riêng của nó, là cần thiết, bởi khu phố cổ là một trong những hình ảnh Hà Nội xưa làm ăn, sinh sống, mà tinh thần Hà Nội xa xưa liên quan tới con người Hà Nội bây giờ chứ không phải chỉ về mặt di tích và du lịch.

Tất cả mọi công việc kể trên đều đương và sẽ thực hiện chứ thực chưa một việc gì đã làm cả. Vấn đề phức tạp và cần đặc biệt lưu ý cấp bách phải giải quyết là ở đây. Bởi vì trong khi đó vùng phố cổ đông đúc, chen chúc đương hằng ngày các nhà dân, nhà thuê của thành phố được sửa chữa, được làm mới như Hà Nội hiện nay ở bất cứ nơi nào, đã mọc lên nhiều nhà cao ba bốn năm tầng, mỏng mảnh, các cửa sắt kéo đóng khép, các mặt tiền ốp đá rửa… Chẳng bao lâu nữa, vẻ riêng 36 phố phường sẽ biến mất, mà lặn vào, hòa vào Hà Nội nói chung.

Mới đây, tôi có dịp đi dạo trong vùng 36 phố phường với ông Giắc Beekac, nhà báo Anh, đặc phái viên Đông Nam Á thường trú ở Băng Cốc của đài phát thanh BBC. Ông Giắc nêu câu hỏi với tôi: “Các ông chủ trương bảo vệ khu phố cổ này, giữ bộ mặt Hà Nội khác Băng Cốc, khác Hồng Kông… Nhưng từ nãy, chúng ta mới đi qua hai, ba phố đã thấy nhiều nhà kiểu mới như các khu phố khác, như ở thành phố Hồ Chí Minh, như Hồng Kông thế thì gọi thế nào là bảo vệ, vì như vậy khu phố cổ rồi sẽ không còn nữa”.

Câu hỏi cũng là một nhận xét và lời phê bình đúng sự thật, thật chua chát và buồn phiền cho người phải trả lời. Nhưng tôi đã trách ông Giắc lịch lãm và tôi cắt nghĩa với ông ấy rằng:

“Ông chưa biết và thông cảm hết được khó khăn của chúng tôi. Vâng, những cái ông trông thấy đương làm đau đầu những người có trách nhiệm và thật sự là điều không vui đối với cả những người yêu vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội như ông.

Tại sao vậy? Điều trước nhất là nhà ở khu phố cổ này, phần nhà riêng có chủ nhiều hơn nhà do Nhà nước quản lý. Mật độ dân số một cây số vuông ở khu này đông gấp trăm lần các khu khác và vào loại môi trường bị ô nhiễm nặng nhất thành phố. Nhưng di chuyển, tạo thoáng khu vực này đòi hỏi một sự đền bù rất lớn, rất rất lớn và rất phức tạp. Bởi, khu này là trung tâm buôn bán sầm uất nhất thành phố, nhất cả phía Bắc đất nước. Mỗi tấc đất ở đây giá trị một tấc vàng. Ở đây không thiếu những triệu phú, tỷ phú mới nổi, mặc dầu họ chỉ chen chúc ở một căn nhà chật hẹp, cũ kỹ.

Tất cả nhà cửa ở khu phố cổ đều được xây dựng từ đầu thế kỉ với cách sinh hoạt thô sơ của thời kỳ thành phố chưa có điện, chưa có hệ thống nước máy. Thêm nữa, nhà cửa trong mưa nắng nhiệt đới, mối mọt và đổ nát nhiều. Vả lại mỗi nhà hiện nay, phần nhiều vì đã mấy thế hệ, tam tứ đại đồng đường, con cháu quá đông đúc mà các nơi bếp núc và nhà vệ sinh đều tồn tại từ ngót trăm năm nay, cho nên, sửa chữa hoặc làm lại, làm mới cũng đương là một đòi hỏi vô cùng khẩn thiết, tất nhiên không thể cản được vì là nhà của người ta và trong khi những quy định của Nhà nước, của thành phố chỉ mới thấy các điều khoản trên văn bản giấy tờ, chưa đẻ ra điều kiện vật chất và tiền bạc, làm sao ngăn được những chữa chạy hoặc làm mới khá chính đáng của mỗi chủ hộ trong ngôi nhà, trong dãy phố. Ấy là còn chưa kể có thể có những cái bên trong, để được làm ngơ đi, biết đâu.

Tôi cũng như nhiều người hằng quan tâm và yêu quý khu phố cổ 36 phố phường, thực sự băn khoăn không yên. Từ bàn cãi đến các tổ chức, các kế hoạch, bảo tồn, tôn tạo, hội nghị, hội thảo và công phu ghi chép với sáng kiến đã nhiều, nếu thủ đô được giải phóng đã ngót 60 năm thì thời giờ bàn và lo cho khu vực này cũng đã dòng dã ngót 60 năm.

Vậy mà chưa trông thấy cụ thể một việc gì cả. Bây giờ, bước vào đổi mới, chỉ thấy ngày và đêm, nhất là về đêm, những vôi gạch, xi măng và vật liệu xây dựng được tải vào đây nhà nhà cứ được chữa, được xây lại mốt mới giống hệt như ở bất cứ chỗ nào trong thành phố này và các thành phố khác.

Có lẽ chẳng bao lâu nữa 36 phố phường chỉ còn trong ký ức, “Thăng Long thành hoài cổ” đầu bài thơ cũ đã mang sẵn cái điềm buồn thế rồi chăng?

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữ Gìn 36 Phố Phường PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi đọc sách GIỮ GÌN 36 PHỐ PHƯỜNG thì mình cảm thấy sách là:

- Các tác phẩm tường thuật về cuộc đời và trải nghiệm cá nhân của tác giả, thường dựa trên những ký ức và suy tư cá nhân. Gợi mở sự chân thành và sự chia sẻ của tác giả về cuộc sống.

- Tập trung vào nghệ thuật viết và diễn đạt, thường đi kèm với sự sáng tạo và độ phong phú trong ngôn từ. Gợi mở sự đánh giá cao về nghệ thuật và văn hóa.

- Tập trung vào những vấn đề và giá trị xã hội, văn hóa và lối sống của một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể. Cung cấp cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về thế giới xung quanh.

Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người đọc sách

Bạn có biết?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN