Trang chủ TRIẾT HỌC KANT
TRIẾT HỌC KANT

TRIẾT HỌC KANT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 9/10 từ 1 lượt

Tác giả :

Trần Thái Đỉnh

Định dạng :

Sách nói / Sách PDF

Số trang :

1272

Kích thước :

2.46 MB

Lượt đọc :

1

Yêu thích :

0

Mục lục sách nói:

00:00:00 Lời Tựa (Nhân Dịp In Lại Lần Thứ 3)
00:07:10 Hồi Niệm Và Viễn Cảnh
00:39:55 Nhập Đề
00:56:13 Phần Thứ Nhất: Sinh Hoạt Tri Thức Của Con Người?
01:02:27 Chương I: Thế Nào Là Một Tri Thức Khoa Học?
01:09:00 A. Tính Chất Khoa Học Của Khoa Luận Lý
01:11:28 B. Tính Chất Khoa Học Của Khoa Toán Học
01:22:11 C. Tính Chất Khoa Học Của Khoa Vật Lý Học Thuần Túy
01:34:34 D. Có Thể Có Khoa Siêu Hình Học Không?
01:43:43 Chương Ii: Khả Năng Tri Thức Con Người
01:50:25 Tiết 1: Cảm Giác Học Siêu Nghiệm
01:51:59 A. Không Gian
01:55:38 B. Thời Gian
02:03:36 Tiết Ii: Luận Lý Học Siêu Nghiệm
02:06:14 A. Phân Tích Pháp Các Quan Niệm
02:31:08 B. Phân Tích Pháp Các Nguyên Tắc
03:01:18 Chương Iii: Giới Hạn Của Tri Thức Con Người
03:09:07 Tiết 1: Những Võng Luận Của Lý Trí Thuần Túy
03:21:22 Tiết Ii: Những Tương Phản Của Lý Trí Thuần Túy
03:42:29 Tiết Iii: Ý Thể Của Lý Trí Thuần Túy
03:50:55 A. Luận Cứ Hữu Thể Học Và Phê Bình Của Kant
03:56:19 B. Luận Cứ Vũ Trụ Học Và Phê Bình Của Kant
04:00:22 C. Luận Cứ Nhiên Thần Học Và Phê Bình Của Kant
04:08:24 Phần Thứ Hai: Sinh Hoạt Đạo Đức Của Con Người
04:17:42 Chương I: Kant Đặt Vấn Đề Sinh Hoạt Đạo Đức Thế Nào?
04:22:55 Tiết 1: Ý Thức Đạo Đức Của Mọi Người
04:35:26 Tiết Ii: Kant Phê Bình Những Học Thuyết Đạo Đức Xây Trên Thường Nghiệm
04:49:11 Tiết Iii: Lập Trường Đạo Đức Của Kant
05:01:53 Chương Ii: Kant Giải Quyết Vấn Đề Sinh Hoạt Đạo Đức Thế Nào?
05:06:37 Tiết 1: Tự Do Và Quy Luật Đạo Đức
05:08:39 A. Tương Quan Giữa Tự Do Và Quy Luật Đạo Đức
05:25:57 B. Tính Chất Hình Thức Của Quy Luật Đạo Đức
05:37:07 Tiết Ii: Tự Do Và Tự Chủ
05:39:49 A. Kant Phê Bình Những Học Thuyết Đạo Đức Xây Trên Ngoại Trị
05:47:35 B. Quan Niệm Tự Trị Và Nhân Cách Con Người
06:10:37 Tiết Iii: Tự Do Và Đối Tượng Của Đạo Đức
06:13:17 A. Đối Tượng Của Lý Trí Thuần Túy Thực Hành
06:21:18 B. Những Động Lực Của Lý Trí Thực Hành
06:27:07 Chương Iii: Ý Nghĩa Thuyết Đạo Đức Học Của Kant
06:33:58 Tiết 1: Vấn Đề Sự Thiện Toàn Hảo
06:45:12 Tiết Ii: Những Định Đề Của Lý Trí Thuần Túy Thực Hành
06:50:50 A. Có Linh Hồn Bất Tử
07:02:42 B. Có Thượng Đế
07:22:56 Phần Thứ Ba: Ý Nghĩa Con Người
07:39:12 Chương 1: Phán Đoán Thẩm Mỹ
07:42:46 Tiết 1: Cái Đẹp
07:44:30 A. Phương Diện Phẩm Tính
07:51:22 B. Phương Diện Lượng Tính
07:56:40 C. Phương Diện Tương Quan
08:01:19 D. Phương Diện Hình Thái
08:04:37 Tiết Ii: Cái Cao Cả
08:09:47 A. Cao Cả Toán Học
08:15:30 B. Cao Cả Sinh Động
08:46:17 Chương Ii: Phán Đoán Mục Tiêu
08:47:51 Tiết 1: Bản Chất Của Phán Đoán Mục Tiêu
08:59:45 Tiết Ii: Biện Chứng Pháp Của Phán Đoán Mục Tiêu
09:06:48 A. Nhóm Chủ Trương Không Có Chủ Ý
09:11:35 B. Nhóm Chủ Trương Có Chủ Ý
09:17:56 Tiết Iii: Luận Về Phương Pháp Của Phán Đoán Mục Tiêu
09:19:31 A. Thiên Nhiên Và Cứu Cánh
09:31:04 B. Mục Đích Học Và Thần Học
09:43:59 Tổng Kết

Audio

repeat pre
play
next
volumn
00:00:00
00:00:00
Báo lỗi

Giới thiệu

Cuốn sách Triết học Kant của TS. Trần Thái Đỉnh được xuất bản lần đầu tiên năm 1969, NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn; sau đó sách được Nxb Văn Mới, Sài Gòn, tái bản lần thứ nhất năm 1974.

Triết học Kant vẫn ảnh hưởng một cách sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng hiện đại. Có thể nói không quá đáng rằng không hiểu Kant thì không thể hiểu thấu đáo Hegel (1770-1831), Marx (1818-1883), Heidegger (1889-1976) và Claude Lévi-Strauss (1908-2009). Kant đã làm con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình không phải là thần thánh, mà là người; biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Trước Kant, chúng ta đã có 2 lần bắt đầu trong lịch sử triết học (lần thứ nhất với Socrate với mục tiêu “Anh hãy hiểu biết chính bản thân mình”, đi qua các đời Platon, Aristote rồi trải qua mười mấy thế kỷ trong đêm trường Trung cổ, triết học đã ngủ giấc ngủ giáo điều trong thân phận nữ tỳ của thần học; lần thứ hai với Descartes đưa triết học vào hẻm cụt của thuyết Duy tâm - thuyết đã gán cho con người những khả năng mà con người không có được, sau đó là Locke và Hume, triết học thoát khỏi giấc ngủ giáo điều nhưng lại đi vào một ngõ cụt khác: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm - đối lập với thuyết Duy tâm) và phải đến lần thứ 3, với Kant, triết học mới thật sự đi vào đúng hướng của nó, “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant.” - Jacques Derrida.

Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn đề cơ bản của con người. Kant đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng của con người, cụ thể ông tự đặt cho triết học phê bình của ông 4 câu hỏi: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi được phép hy vọng gì? và 4. Con người là gì? Kant dành quyển Phê phán Lý tính thuần túyđể trả lời câu hỏi thứ nhất; quyển Phê phán Lý tính thực hành (Đạo đức học) - then chốt và chính yếu trong 3 cuốn Phê phán làm nên tòa nhà tư tưởng triết học Kant - để trả lời câu hỏi thứ hai; và, trong các tác phẩm tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba. Quyển Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và Mục đích luận) là “cầu nối” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống lẫn về nội dung. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học của Kant: triết học về con người.

Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về ba quyển "Phê phán chủ yếu", tác giả đã cho ta một cái nhìn khá bao quát về triết học Kant - thứ triết con người bị cắt xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác. Và mục đích chính của Kant không phải là tri thức, mục đích của Kant là quy về vấn đề con người. Tất cả chỉ là vấn đề con người mà thôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Kant PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi đọc sách TRIẾT HỌC KANT thì mình cảm thấy sách là:

- Tập trung vào việc nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề triết học và lý luận. Cung cấp lời khuyên và quan điểm về cuộc sống và xã hội. Gợi mở sự suy ngẫm và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống.

- Tài liệu và sách được thu âm thành đĩa hoặc file audio để người đọc nghe. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và thư giãn. Gợi mở sự tiện lợi và sự đa dạng trong hình thức đọc sách.

Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người đọc sách

Bạn có biết?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN