Sự thống trị của nam giới xuất bản năm 1998. Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay. Là một trong những cuốn sách ngắn nhất và thú vị nhất của Pierre Bourdie, Sự thống trị của nam giới là sự hòa quyện của khả năng phân tích khoa học và một thứ văn phong cuốn hút, tạo được một sự chú ý đặc biệt đối với giới nghiên cứu xã hội học.
***
Đôi dòng về dịch giả:
Dịch giả Lê Hồng Sâm sinh năm 1930, từng dạy tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, Chủ nhiệm bộ môn văn học Pháp. Bà đã tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của Pháp, chẳng hạn như là đồng chủ biên Tuyển văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Thế giới, 1997 (sách song ngữ); chủ biên dịch và giới thiệu Tấn trò đời (Balzac), 16 tập, NXB Thế giới, 1999-1001. Riêng về sách dịch, bà đã dịch và giới thiệu trên dưới 20 tác phẩm văn học Pháp tới bạn đọc Việt Nam, mà gần đây nhất là các cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Đới Tư Kiệt), NXB Văn học, 2003; Nữ hoàng (Sơn Táp), NXB Hội nhà văn, 2007; Bản mệnh của lý thuyết (Antoine Compagnon), NXB Đại học Sư phạm, 2006. Tháng 3/2007, cùng dịch giả Trần Quốc Dương, bà nhận Giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” năm 2008 của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh với bản dịch Émile hay là về giáo dục, J.J.Rousseau, NXB Tri thức 2008. Có thể nói, bà đã có nhiều đóng góp nghiêm túc trong việc trao đổi văn hoá giữa hai nước Pháp Việt.
***
Pierre Bourdieu (1930-2002) là nhà xã hội học, nhà nhân học và triết học nổi tiếng người Pháp, sinh tại Denguin, thuộc hạt Béarn miền nam nước Pháp, gần rặng núi Pyrénées phía Ðại Tây Dương. Xuất thân từ trường Ecole Normale Supérieure - Cao Ðẳng Sư Phạm của Pháp, thạc sĩ triết học, Pierre Bourdieu được bầu vào giảng đàn Xã hội học tại Collège de France từ năm 1985.
***
Cuốn sách này, trong đó tôi đã có thể dựa vào rất nhiều công trình dành cho quan hệ giữa các giới để xác định, củng cố và đính chính những phân tích trước đây của tôi về cùng một chủ đề, đặt ra rõ ràng để bàn cãi vấn đề được đa số các nhà phân tích (và những người phê phán tôi) nhắc nhở một cách ám ảnh, vấn đề tính vĩnh cửu hay sự thay đổi (được ghi nhận hoặc được mong ước) của trật tự giới. Quả thực, chính sự du nhập và sự áp đặt thế đôi ngả (alternative) vừa ngờ nghệch vừa mang tính quy phạm một cách ngờ nghệch này dẫn đến chỗ cảm nhận, ngược với điều hiển nhiên rành rành, rằng sự kiểm chứng tính hằng cửu tương đối của các cấu trúc giới và của những dạng thức qua đó các cấu trúc này được nhận biết, như là một cách phủ định và kết án những thay đổi trong tình thế của phụ nữ, cái cách đáng bị kết án và lập tức bị kết án, cái cách sai lầm và lập tức bị bác bỏ do việc nhắc nhở lại mọi biến đổi của tình thế trên.
Với vấn đề này, cần phải đem một vấn đề khác ra để đối lập, một vấn đề thích đáng hơn về phương diện khoa học, và theo tôi, chắc hẳn cũng cấp thiết hơn về phương diện chính trị: nếu quả thật quan hệ giữa các giới ít biến đổi hơn là một quan sát phiến diện có thể khiến ta tưởng như vậy, và nếu quả thật việc hiểu biết các cấu trúc khách quan cùng các cấu trúc nhận thức của một xã hội coi nam giới là trung tâm và được bảo toàn đặc biệt nguyên vẹn (ví dụ xã hội của người Kabylie, như tôi từng quan sát được vào đầu những năm sáu mươi) cung cấp những phương tiện cho phép thấu hiểu một số phương diện được che giấu kĩ hơn cả về những gì là các quan hệ đó trong những xã hội đương đại tiên tiến nhất về kinh tế, thì lúc ấy cần phải tự hỏi xem những cơ chế lịch sử nào chịu trách nhiệm về việc phi lịch sử hóa và vĩnh viễn hóa một cách tương đối những cấu trúc phân chia giới và những nguyên tắc nhìn tương ứng. Đặt vấn đề như vậy, là đánh dấu một bước tiến bộ trong phạm trù nhận thức có thể thuộc căn nguyên của một bước tiến bộ quyết định trong phạm trù hành động. Nhắc lại rằng những gì, trong lịch sử, xuất hiện như vĩnh viễn chỉ là sản phẩm của một công việc vĩnh viễn hóa thuộc phận sự của những thể chế (kết nối với nhau) như gia đình, Giáo hội, Nhà nước, trường học, và ở một phạm trù khác, cả thể thao và báo chí (những khái niệm trừu tượng này là những định danh đơn giản mang tính tốc kí của những cơ chế phức tạp, ở mỗi trường hợp cần được phân tích trong tính đặc thù lịch sử của chúng), đó là đặt trở lại vào lịch sử, vậy là trả lại cho hành động lịch sử, mối quan hệ giữa các giới bị cách nhìn theo tự nhiên luận và bản thể luận giật ra khỏi lịch sử - chứ không phải, như người ta từng muốn gán cho tôi nói như thế, là định ngăn chặn lịch sử và tước đi của phụ nữ vai trò tác nhân lịch sử.
Chống lại các lực lượng lịch sử thực hiện việc phi lịch sử hóa này chính là điều mà một cuộc động viên nhằm tái khởi động lịch sử bằng cách vô hiệu hóa các cơ chế vô hiệu hóa lịch sử cần phải ưu tiên hướng tới. Cuộc động viên đúng là chính trị này sẽ mở ra cho phụ nữ khả năng có một hoạt động kháng cự tập thể, hướng về những cải cách thuộc pháp luật và chính trị, cuộc động viên ấy phản đối cả sự cam chịu được khuyến khích bởi mọi cách nhìn bản thể luận (sinh học và phân tâm học) về sự khác biệt giữa các giới và cũng phản đối cả sự kháng cự thu hẹp vào những hành vi cá nhân hoặc những “sự kiện” diễn từ luôn luôn bắt đầu lại và được cổ vũ bởi một số nhà lí luận nữ quyền: những sự đoạn tuyệt anh dũng như vậy với đường mòn lối cũ thường ngày, như những “thực hành mô phỏng (parodic performances)” mà Judith Butler2 yêu mến, có lẽ đòi hỏi quá nhiều cho một kết quả quá ít và quá bấp bênh.
Kêu gọi phụ nữ tham gia một hoạt động chính trị đoạn tuyệt với ý đồ phản kháng hướng nội (révolte introvertie3) của những nhóm nhỏ đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau, dù những nhóm này hết sức cần thiết trong những thăng trầm của các cuộc đấu tranh hằng ngày, ở nhà, ở nhà máy hoặc ở văn phòng, đó không phải, như mọi người có thể tưởng, và lo sợ, là xúi giục phụ nữ tán thành một cách không đấu tranh các hình thức và các chuẩn mực thông thường của cuộc đấu tranh chính trị, với nguy cơ bị sáp nhập hoặc bị chìm ngợp trong những phong trào xa lạ với các mối bận tâm và các lợi ích của chính họ. Đó là mong cho họ biết dụng công để - ngay giữa lòng phong trào xã hội, và bằng cách dựa vào những tổ chức sinh ra từ cuộc phản kháng chống lại sự phân biệt tượng trưng mà họ, cùng những người tình dục đồng giới (nam và nữ) là một trong những mục tiêu ưa thích - phát minh và áp đặt được những hình thức tổ chức và hoạt động tập thể cùng những vũ khí hiệu nghiệm, nhất là những vũ khí tượng trưng, có khả năng làm rung chuyển những thể chế góp phần vĩnh viễn hóa tình trạng phụ thuộc của họ.
1Bài tựa này được viết năm 1998 cho các bản tiếng Anh và tiếng Đức (Các chú thích không ghi thêm “N.D” đều là của tác giả).
2Judith Butler (sinh năm 1956 tại Cleveland): triết gia nữ quyền người Mĩ (N.D.)
3Introverti - tính từ - và introversion - danh từ - (hướng nội hay hướng ngã), trong tâm lí học, chí khuynh hướng coi trọng chủ thể hơn thế giới bên ngoài. (N.D.)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thống Trị Của Nam Giới PDF của tác giả Pierre Bourdieu nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách SỰ THỐNG TRỊ CỦA NAM GIỚI thì mình cảm thấy sách là:
- Tập trung vào việc truyền đạt và giải thích các khái niệm và công nghệ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Cung cấp thông tin và hướng dẫn về cách sử dụng và phát triển công nghệ, góp phần tăng cường kiến thức và hiểu biết về khoa học và kỹ thuật.
- Tập trung vào việc nghiên cứu và thảo luận về lịch sử quân sự, chiến tranh và các sự kiện lịch sử liên quan đến quân sự. Cung cấp cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về cuộc sống và lịch sử quân sự.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN