Cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.
Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.
Đầu năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người thậm chí công khai tỏ ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân… với mục đích phê phân ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản, phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu gợi dấy lên bão táp cách mạng.
Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung Hoa, nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố gắng làm điều đó, tác giả lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thực chất là gì? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?
Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ… hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.
Đây là cuốn sách có tính chất tham khảo về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.***
Nhà cách mạng vĩ đại - người xây dựng thất bại
Cuốn sách này tiếp theo cuốn “Mao Trạch Đông toàn truyện" (Nhà xuất bản Lợi Văn, Hồng Công. Bản in đầu tiên năm 1993), bổ sung sử liệu về Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá, tăng thêm phần bình luận, nhóm ủng hộ việc Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ đánh giá lại Mao Trạch Đông trong nhiệm kỳ của ông.
Cuộc đời Mao Trạch Đông dựng nước có công, xây dựng mắc sai lầm, Đại cách mạng văn hoá có tội. Đó là lời Trần Vân, bậc nguyên lão chỉ nói chân lý, không nói thể diện, rất được kính trọng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đánh giá Mao sai lầm lớn hơn công lao đó có cơ sở quần chúng. Năm 1994, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia đã phối hợp tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về hai vấn đề. Một là Mao Trạch Đông công lao lớn hơn sai lầm, hay ngược lại? Hai là cơn sốt Mao Trạch Đông có bình thường không? Kết quả là:a- Cán bộ cấp cao: 37% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao. 30% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm. 33% không trả lời.
b- Trí thức cấp cao: 67% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 8% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 25% không trả lời.
c Nhà báo và những người làm công tác lý luận: 48% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao 18% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 34% không trả lời.
d- Giáo chức và học sinh: 40% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 34% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 26% không trả lời.
Khái niệm chung là sai lầm lớn hơn công lao.
Về vấn đề cơn sốt Mao Trạch Đông, 63% đến 72% cho rằng không bình thường.
Những người không trả lời trên thực tế cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, nhưng họ sợ công khai bày tỏ sẽ gặp rủi ro. Nếu gộp những người không trả lời vào số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm lớn hơn công lao, thì số người này chiếm 70% cán bộ cấp cao, 92% trí thức cấp cao, 82% nhà báo và những người làm công tác lý luận, 66% giáo chức và học sinh, bình quân số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm nhiều hơn công lao là 77,5%. Khái niệm chung là 3 phần công lao, 7 phần sai lầm.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mao Trạch Đông - Ngàn Năm Công Tội PDF của tác giả Tân Tử Lăng nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI thì mình cảm thấy sách là:
- Tập trung vào các nhân vật và sự kiện lịch sử, thường là những biên niên sử hoặc tác phẩm hư cấu dựa trên lịch sử. Gợi mở sự hiểu biết và sự tò mò về quá khứ.
- Tập trung vào việc nghiên cứu và thảo luận về lịch sử quân sự, chiến tranh và các sự kiện lịch sử liên quan đến quân sự. Cung cấp cái nhìn sâu sắc và hiểu biết về cuộc sống và lịch sử quân sự.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN