Trang chủ KHÔNG CÒN LÀ CON NGƯỜI
KHÔNG CÒN LÀ CON NGƯỜI

KHÔNG CÒN LÀ CON NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 9/10 từ 1 lượt

Tác giả :

Izumi Kurosawa

Nhà xuất bản :

Thanh Niên

Định dạng :

Sách PDF

Số trang :

298

Kích thước :

983 KB

Lượt đọc :

2

Yêu thích :

0

Giới thiệu

“Không còn là con người” là tiểu thuyết được sáng tác bởi nhà văn Izumi Kurosawa, kể về cuộc sống của Miharu, một bà mẹ có con trai bị biến thành quái vật. Một cuốn sách có dung lượng vừa phải, rất phù hợp cho những độc giả yêu thích dòng văn học viễn tưởng nói chung và những câu chuyện đến từ xứ sở Phù Tang nói riêng.

Thông tin chung về “Không còn là con người”

Tác giả: Izumi Kurosawa

Thể loại: Tiểu thuyết

Người dịch: Vương Hải Yến

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên

Năm xuất bản: 2019

Tóm tắt tác phẩm “Không còn là con người”

Ở một địa phương nọ, vào vài năm trước đột nhiên xuất hiện một căn bệnh kỳ lạ khiến con người bị biến đổi thành một sinh vật có hình thù quái dị. Căn bệnh vô phương cứu chữa này được gọi là “Mutant Syndrome - Hội chứng đột biến” và nó gây bệnh cho những tầng lớp những người trẻ bị gọi là “hikikomori” hoặc “NEET” - những người ăn bám tự giam mình trong phòng. Chính phủ đã ra chỉ thị rằng những người mắc phải căn bệnh này sẽ được coi như là đã chết và sẽ bị tước đi quyền làm con người. Đến một ngày, bi kịch bỗng xảy ra với gia đình của Miharu khi mà người con trai hikikomori của cô cũng mắc phải căn bệnh đó…

Ruồng bỏ hay ra sức bảo vệ con trai mình, lựa chọn của Miharu sẽ là gì?

Về cốt truyện

“Không còn là con người” có cốt truyện khá dễ hiểu, kể về một người mẹ dũng cảm bảo vệ đứa con trai mắc bệnh đột biến của mình. Căn bệnh ban đầu được giới thiệu là vô phương cứu chữa, nhưng rồi khi biến cố qua đi, người đọc vẫn sẽ thấy được ánh sáng của hy vọng, thể hiện quan điểm sống mạnh mẽ và lạc quan của tác giả.

Bên cạnh câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, “Không còn là con người” tập trung đánh giá lại vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa, đối thoại lại với quan niệm về gia đình được công nhận từ trước đến nay. Có phải gia đình luôn là bến đỗ bình yên và hạnh phúc không? Có phải tình yêu thương sẽ không bao giờ vơi cạn giữa những thành viên có cùng huyết thống không?…

Câu trả lời tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi con người.

Về nhân vật

Hệ thống nhân vật của “Không còn là con người” khá dễ nắm bắt. Các nhân vật được miêu tả thông qua lời nói và hành động, với nhân vật trung tâm là Miharu thì sẽ có thêm những dòng độc thoại nội tâm nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm của tác phẩm. Mỗi nhân vật được giao cho một vai trò nhất định, hoạt động trong những mối quan hệ nhỏ, ít sự chuyển biến về mặt tính cách.

Câu chuyện tập trung vào gia đình của Miharu, với đầy đủ những đặc trưng của một gia đình Nhật Bản hiện đại. Miharu là một bà nội trợ hiền lành và cam chịu, không có việc làm nên phải ở nhà chăm con. Chồng của Miharu là một viên chức bình thường, tính cách gia trưởng và bảo thủ, không bao giờ giúp đỡ Miharu trong công việc mà suốt ngày cằn nhằn và chê trách cô. Vợ chồng Miharu chỉ có duy nhất một đứa con trai, vì không chịu nổi áp lực kỳ vọng từ gia đình nên đã bỏ học cấp ba, ở nhà ăn bám; đến năm hai mươi hai tuổi cậu mắc bệnh đột biến, trở thành quái nhân.

“Không còn là con người” miêu tả rất chi tiết những thanh niên mắc bệnh đột biến. Đó là một con sâu chậm chạp có những cặp chân giống đốt tay người. Đó là một con chó hung dữ có gương mặt của một cô gái. Đó là một cái cây vô tri với tán cây chính là những cánh tay thòng xuống. Thậm chí đó còn là một đống thịt bầy nhầy, răng môi lẫn lộn nhưng vẫn biết nói, biết than khóc, thét gào… Những bức chân dung ấy tự nhiên nhưng không thô lậu, ám ảnh nhưng không rùng rợn, cùng nhau tạo nên một ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả.

Về văn phong

“Không còn là con người” có cách kể chuyện tương đối linh hoạt. Câu chuyện không bị bó hẹp trong điểm nhìn của nhân vật Miharu mà còn mở rộng ra những bà mẹ có con mắc bệnh đột biến khác. Bên cạnh mạch truyện chính được kể bằng ngôi thứ ba, những dòng tâm sự được viết bằng ngôi thứ nhất cũng gây được ấn tượng khá mạnh mẽ, giúp người đọc hình dung được thực trạng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” trong câu chuyện.

Ngôn ngữ của “Không còn là con người” dung dị và dễ hiểu, không dùng quá nhiều ví von và so sánh. Mỗi chương trong cuốn sách được chia nhỏ để người đọc dễ theo dõi, đồng thời tạo nên một nhịp điệu riêng cho câu chuyện, nhẹ nhàng mà sâu lắng, sự đan xen những hình ảnh biểu tượng gợi ra nhiều suy ngẫm sâu xa.

“Không còn là con người” của Izumi Kurosawa là một câu chuyện đem lại nhiều suy ngẫm cho độc giả, về giá trị của con người, về vai trò gia đình, và cao hơn là về bản chất của xã hội. Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về cuốn sách này với Japankuru nhé.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Còn Là Con Người PDF của tác giả Izumi Kurosawa nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi đọc sách KHÔNG CÒN LÀ CON NGƯỜI thì mình cảm thấy sách là:

- Câu chuyện về các vụ án trinh thám, tội phạm và các yếu tố kinh dị. Tạo ra cảm giác căng thẳng và hồi hộp, kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của độc giả.

- Cung cấp nội dung và tình tiết phù hợp với độ tuổi trưởng thành, thường chứa các yếu tố nhạy cảm và tình dục. Gợi mở sự tò mò và thú vị đối với độc giả trưởng thành.

Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người đọc sách

Bạn có biết?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN