Thế giới hội nhập và những cơ chế có phần cởi mở, khuyến khích của Việt Nam với việc đầu tư và gia nhập thị trường thế giới, nhiều doanh nhân muốn vươn mình ra "biển lớn" để cạnh tranh và tự khẳng định. Song chỉ có một số ít trong đó có thể bứt phá khỏi "những lũy tre làng". Sự thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, lối tư duy dập khuôn, sáo mòn. Họ nhìn thấy những điểm yếu của mình nhưng lại không chịu thay đổi tư duy cá nhân để thực sự giải quyết các vấn đề ấy.
"Tư duy này rất cần cho doanh nhân Việt vì nó phải khác hẳn những gì họ đã học, đã quen và đã tạo sự thành công cho họ ở quê nhà. Tư duy này rất cần vì nó đem lại cho doanh nghiệp sự trung thực và minh bạch, cũng như những chuẩn mực đạo đức kỹ cương, để thành công bền vững. Tư duy này sẽ giúp họ vựơt qua những định kiến sai lầm về thất bại nghèo khó, sáng tạo hay cách giao tiếp với đối tác, khách hàng và đối thủ.
Một thí dụ nhỏ nhoi: nếu bạn hỏi một doanh nhân Việt là làm ngành gì dễ làm nhất trong kinh doanh, có lẽ họ sẽ trả lời là mở quán ăn. Đây lại là một công việc hết sức khó khăn tại Mỹ vì những đòi hỏi về luật lệ, vì sức cạnh tranh rất cao, vì sự khó tính của khách hàng. Trong khi đó, nếu hỏi một doanh nhân Mỹ là ngành gì dễ thực hiện nhất khi khởi nghiệp, họ sẽ nói là ngành báo chí, xuất bản... vì hiến pháp Mỹ cấm nhà nước không được động đến ngành nghề này (do đó, bạn không cần phải xin phép để làm).
Tại Mỹ, những quy tắc về quản trị, về quan hệ với quan chức, về tiếp thị, về gây vốn, về pháp lý, về nhân viên, về chất lượng sản phẩm, về phí tổn điều hành... gần như ngược lại tất cả những gì hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc thì gần gũi hơn với xứ ta, nhưng tôi không nghĩ một doanh nghiệp lớn, nhỏ nào của Việt Nam có thể cạnh tranh hữu hiệu tại sân chơi của họ." (- Alan Phan)
Cuốn sách "Đừng hoang tưởng về biển lớn" - TS Alan Phan là những góc nhìn gần, thực tiễn về "biển lớn", là tập hợp những trải nghiệm được rút ra từ suốt cuộc đời hơn 40 năm bôn ba khắp năm châu làm ăn kinh tế của ông. Vẫn là văn phong sâu lắng, nhưng không kém phần hóm hỉnh, viết về kinh tế mà sinh động, thú vị, chứ không hề cứng nhắc khô khan, vốn đã thân quen với những độc giả "ruột" của Góc nhìn Alan.
"Khi tư duy mình không còn những hoang tưởng hời hợt và những lạc quan phi lý về biển lớn, thì khi đó chúng ta mới đủ bình tĩnh và nghiêm túc để phác họa một chương trình ra khơi thực tế, khả thi." (- Alan Phan)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Hoang Tưởng Về Biển Lớn PDF của tác giả Alan Phan nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN thì mình cảm thấy sách là:
- Tập trung vào các chiến lược và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp. Cung cấp lời khuyên và phương pháp để quản lý và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả. Gợi mở sự sáng tạo và quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN