Sau khi chiếm đóng xong Nam kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập guồng máy cai trị. Vì chưa thể có sẵn những nhân viên dân sự từ Pháp sang, nên buộc lòng thực dân phải dùng bọn Tướng Tá Sĩ Quan tại chỗ lo việc hành chánh, tư pháp. Đó là thời kỳ các Đề đốc cai trị. Bọn này chủ trương chính sách trực trị nhưng chưa am hiểu tính tình, phong tục, văn minh Việt nam, nhất là không biết nói tiếng An-nam. Do đó để tiếp xúc với Vua quan, dân chúng bản xứ, lúc đầu họ phải nhờ những thừa sai tu sĩ chủng sinh người Việt xuất thân từ các trường đạo, nhất là trường ở Pénang… Nhưng những người này vừa ít, vừa chỉ thông thạo chữ La-tinh, mà bọn Sĩ quan lại không thông thạo gì tiếng La-tinh, nên việc giao dịch thật khó khăn. Từ đó, thực dân thấy cần lập ngay một trường Thông ngôn để đào tạo lớp người trung-gian giữa nhà cầm quyền Pháp và dân bản xứ. Mở trường nhưng không kiếm ra người đi học. Những người có học thức (biết chữ nho, chữ nôm) hầu hết đều chống đối, tẩy chay, nên rút cục thực dân Pháp phải dụ dỗ, chấp nhận cả những thành phần vô học, bồi bếp, côn đồ vào học. Chính cái gốc côn đồ, thành tích bất hảo, dốt nát của những thầy thông ngôn đó sau này đã đẻ ra một đám những ông quan An-nam tham nhũng, hống hách, tàn ác, và đàng khác đã là một nguyên nhân đưa tới việc chống đối chữ quốc ngữ như sẽ nói dưới đây.
Song song với việc mở trường thông ngôn đào tạo tầng lớp trung gian tay sai là mối bận tâm tìm ra một chữ viết làm phương tiện giao dịch giữa người Pháp và người bản xứ để cho dân chúng hiểu được những chỉ thị, mệnh lệnh thông cáo của nhà cầm quyền và hơn nữa hiểu được những chính sách đường lối cai trị nhà cầm quyền đề ra.
Không thể dùng tiếng Pháp, chữ Pháp vì hiển nhiên người bản xứ chưa ai biết, không thể dùng chữ nho, chữ nôm, vì đó là thứ chữ chỉ thông dụng cho một thiểu số, rất khó học và nhất là vì thứ chữ của lớp người phản kháng, tiêu biểu cho sự chống Pháp.
Vấn đề đặt ra cho thực dân cai trị như đã đặt ra cho giáo sĩ thừa sai làm sao truyền đạo cho đông đảo dân chúng không biết những tiếng Âu châu cũng không thông thạo chữ nho; các thừa sai đã sáng chế ra chữ viết ghi âm bằng chữ cái La-tinh dùng vào việc truyền đạo.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chữ, Văn Quốc Ngữ Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc PDF của tác giả Nguyễn-Văn-Trung nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sau khi đọc sách CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC thì mình cảm thấy sách là:
- Tập trung vào việc nghiên cứu và trình bày thông tin về địa lý và các vấn đề môi trường. Cung cấp kiến thức và thông tin chi tiết về địa lý và môi trường, góp phần tăng cường hiểu biết và nhận thức của độc giả về thế giới xung quanh.
Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!
Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN