Trang chủ TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN NAM CAO
TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN NAM CAO

TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN NAM CAO

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 9/10 từ 1 lượt

Tác giả :

Nam Cao

Nhà xuất bản :

Văn Học

Định dạng :

Radio / Sách PDF

Số trang :

2715

Kích thước :

3.71 MB

Lượt đọc :

2

Yêu thích :

0

Mục lục sách nói:

00:00:00 Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó
00:22:32 Đôi Mắt
00:50:06 Giăng Sáng
01:10:35 Ma Đưa
01:27:42 Xem Bói
01:43:01 Chí Phèo
02:53:37 Con Mèo
03:01:44 Nhìn Người Ta Sung Sướng
03:16:33 Mua Nhà
03:32:02 Lão Hạc
03:53:00 Điếu Văn
04:12:39 Chuyện Tình
04:26:21 Cái Chết Của Con Mực
04:35:34 Cái Mặt Không Chơi Được

Audio

repeat pre
play
next
volumn
00:00:00
00:00:00
Báo lỗi

Giới thiệu

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí. Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Gia đình làm ruộng và có một hiệu bán đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá sản.

Thời kì Mặt trận Dân chủ, học xong bậc Cao đẳng Tiểu học, Nam Cao về làng, rồi theo một ông cậu họ vào Sài Gòn để kiếm việc làm ăn. Làm phóng viên báo Kịch bóng, viết quảng cáo, thư ký hiệu buôn, dạy học tư, chích thuốc ở bệnh viện….Lúc rỗi, thâm nhập đời sống thợ thuyền, đọc sách, học thêm và mơ ước một chuyến đi xa. Ốm nặng, trở về làng một thời gian, rồi ra Hà Nội dạy học tư, viết văn dưới bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê: Nam Sang, Cao Đà), cùng một số bút danh khác như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê… Sự kiếm sống khá vất vả, vì vào nghề văn khá chật vật, và dạy học tư thu nhập bấp bênh. Vợ con và bố mẹ sống ở quê - làng Đại Hoàng, nơi nhà văn thường xuyên lui về để nghỉ ngơi, và khai thác chất liệu để viết.

Hoạt động trong nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật ở Hà Nội từ 1943. Cách mạng tháng Tám về làng, tham gia cướp chính quyền ở xã, rồi làm báo thông tin, văn hóa tỉnh. Chuyển ra Hà Nội, công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc và tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của Hội.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trở về quê, hoạt động ở xã, rồi lên tỉnh tham gia công tác tuyên truyền, địch vận, công giáo vận…Giữa 1947, được điều lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc Việt Bắc cùng Tô Hoài, Trần Đình Thọ. Thời gian này, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Ở Việt Bắc, Nam Cao làm báo, viết văn, soạn sách giáo khoa, viết sách địa lý phổ thông. Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, về công tác ở Hội Văn nghệ. Cuối năm 1951, sau khi cùng Nguyễn Huy Tưởng vào Khu Bốn trở ra, Nam Cao đi theo đoàn cán bộ Thuế nông nghiệp vào công tác ở vùng địch hậu Khu Ba. Bị địch phục kích và bắn chết ở quãng Miễu Giáp - Hoàng Đan (tỉnh Ninh Bình cũ) ngày 31-11-1951.

- Tác phẩm Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi); NXB Đời mới: 1941.

- Nửa đêm (tập truyện): NXB Cộng lực: 1943.

- Truyện người hàng xóm (truyện dài): in trên Trung Bắc chủ nhật, từ tháng 4 đến tháng 9 - 1944

- Cười (tập truyện); NXB Minh Đức: 1946

- Đôi mắt: đăng báo năm 1948; in thành tập cùng một số truyện kí khác viết trong khoảng 1947-1948; NXB Văn nghệ: 1954.

- Chuyện biên giới (tập kí); NXB Văn nghệ: 1951.

- Đóng góp (kịch); NXB Văn nghệ: 1951

- Sống mòn (tiểu thuyết) viết 1944; NXB Văn nghệ: 1956

Tái bản:

- Chí Phèo (tập truyện); NXB Văn nghệ; 1957.

- Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện); NXB Văn hóa; 1960

- Một đám cưới (tập truyện); NXB Văn học; 1963

- Nam Cao - Tác phẩm (2 tập); NXB Văn học; 1976-1977.

Truyện thiếu nhi (trước 1945):

- Nụ cười. Hoa Mai số 20.

- Người thợ rèn. Hoa Mai số 20.

- Con mèo mắt ngọc. Hoa Mai; Tết 1942.

- Ba người bạn. Hoa Xuân số 28; 1942.

- Những kẻ khốn nạn. Hoa Mai số 17-18; 1942.

- Phiêu lưu. Hoa Mai; 1943.

- Bảy bông lúa lép. Hoa Mai; 1943.

- v.v….

Truyện dài, viết trước năm 1945, mất bản thảo:

- Cái bát

- Một đời người.

- Cái miếu.

- Ngày lụt.

Tập truyện trong ebook này gồm có:

NGHÈO

ĐUI MÙ

CÁI CHẾT CỦA CON MỰC

CHÍ PHÈO

CÁI MẶT KHÔNG CHƠI ĐƯỢC

NHỎ NHEN

CON MÈO

NHỮNG CHUYỆN KHÔNG MUỐN VIẾT

NHÌN NGƯỜI TA SUNG SƯỚNG

ĐÒN CHỒNG

GIĂNG SÁNG

ĐÔI MÓNG GIÒ

TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ

ĐÓN KHÁCH

MUA NHÀ

QUÁI DỊ

TỪ NGÀY MẸ CHẾT

LÀM TỔ

THÔI, ĐI VỀ….

TRUYỆN TÌNH

MUA DANH

MỘT TRUYỆN XÚVƠNIA

TƯ CÁCH MÕ

ĐIẾU VĂN

MỘT BỮA NO

Ở HIỀN

LÃO HẠC

RỬA HỜN

RÌNH TRỘM

LANG RẬN

MỘT ĐÁM CƯỚI

NỬA ĐÊM

DÌ HẢO

TRUYỆN NGƯỜI HÀNG XÓM

ĐỜI THỪA

SAO LẠI THẾ NÀY

CƯỜI

QUÊN ĐIỀU ĐỘ

NƯỚC MẮT

BÀI HỌC QUÉT NHÀ

XEM BÓI

SỐNG MÒN

MÒ SÂM-BANH

NỖI TRUÂN CHUYÊN CỦA KHÁCH MÁ HỒNG

ĐƯỜNG VÔ NAM

ĐỢI CHỜ

Ở RỪNG

ĐÔI MẮT

NHỮNG BÀN TAY ĐẸP ẤY

TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG VIỆT BẮC

TỪ NGƯỢC VỀ XUÔI

BỐN CÂY SỐ CÁCH MỘT CĂN CỨ ĐỊCH

VUI DÂN CÔNG

TRẦN CỪ

VÀI NÉT GHI QUA VÙNG VỪA GIẢI PHÓNG

HỘI NGHỊ NÓI THẲNG

ĐỊNH MỨC

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nam Cao PDF của tác giả Nam Cao nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensachvn.com đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi đọc sách TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN NAM CAO thì mình cảm thấy sách là:

- Các câu chuyện ngắn được trình bày qua phương tiện truyền thanh, thường là trong các chương trình radio. Gợi mở sự tưởng tượng và hấp dẫn bằng cách thể hiện câu chuyện qua âm thanh.

- Tập trung vào nghệ thuật viết và diễn đạt, thường đi kèm với sự sáng tạo và độ phong phú trong ngôn từ. Gợi mở sự đánh giá cao về nghệ thuật và văn hóa.

- Cung cấp các tác phẩm văn học ngắn và dài, với độ sâu khác nhau trong cốt truyện và nhân vật. Gợi mở sự thú vị và kỳ vọng trong việc khám phá câu chuyện và nhân vật.

-

Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người đọc sách

Bạn có biết?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN