Trang chủ CƠM THẦY CƠM CÔ
CƠM THẦY CƠM CÔ

CƠM THẦY CƠM CÔ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đánh giá: 9/10 từ 1 lượt

Tác giả :

Vũ Trọng Phụng

Định dạng :

Radio / Sách PDF

Số trang :

35

Kích thước :

950 KB

Lượt đọc :

2

Yêu thích :

0

Mục lục sách nói:

00:00:00 Phần 1: Tại Hàng Cơm
00:13:18 Phần 2: Muốn Bán 16 Người
00:26:39 Phần 3: Cuốn Tiểu Thuyết Của Con Sen Đũi
00:39:45 Phần 4: Sự Cám Dỗ Với Mảnh Hồn Ngây Thơ
00:53:07 Phần 5: Ánh Sáng Kinh Thành
01:02:16 Phần 6: Bi Hài Kịch
01:17:16 Phần Cuối: Đầy Tớ Nói Xấu Chủ Nhà & Tôi Là Tôi

Audio

repeat pre
play
next
volumn
00:00:00
00:00:00
Báo lỗi

Giới thiệu

Thưa các ngài, xưa nay tôi vẫn để tóc rẽ bên.

Vậy mà tháng trước đây, tôi đã phải nuôi tóc rõ dài cho sau đỉnh đầu tôi, tóc chấm xuống gáy... Rồi thì là hai bên tai tôi cũng có hai nắm tóc mắc lên trên như hai cái đuôi gà.

Thế nghĩa là tôi đã trang điểm cái đầu tôi cho nó theo mốt, cái mốt mà những người không biết gì vẫn gọi mơ hồ là mốt Phi - lu - dốp! Muốn nói cho người thượng lưu cũng hiểu nổi thì phải cắt nghĩa rằng: tôi đã có cái đầu "cơm thầy cơm cô".

Áo tôi là một cái áo mua có hào rưỡi ở hiệu bán vải Tây đen nhưng trông oai vô cùng. Màu hoa đào cụt tay. Quần tôi cũng là quần đen, nhưng mà bằng lĩnh cẩn thận.

Trong một thời gian khá dài, lúc nào tôi cũng đeo kính. Sáng sớm kính đen, giữa trưa kính đen, tối sẫm cũng kính đen. Tôi chỉ thiếu cái ngực hoặc hai cổ tay có trổ mặt hổ phù là bọn cơm thầy cơm cô phải tôn tôi lên bậc "anh chị".

Ấy thế là tôi cứ việc "rong chơi tuyết nguyệt" các hàng cơm, các đầu hè, các cửa rạp hát, các máy nước, đến nửa tháng trời. Tôi đã bờm xơm với ba bốn con nhãi, tôi đã bắt nhân tình với một vú em. Tôi đã kết bạn thân với mấy bác quít, gọi cái mụ vú già bây giờ làm nghề đưa người là mẹ nuôi, nhận mình là con của mụ nữa.

Rồi thì một mợ phán định nuôi tôi mỗi tháng 8 hào nhưng mà tôi không bằng lòng. Rồi thì một tiểu thư tân thời đã ngã giá với tôi mỗi năm 12 đồng, hai áo quần, một thắt lưng, về sau lại thôi, bởi chưng tôi có vẻ cấc lấc, không mánh khóe và lại hơi du côn.

Thế là con đường công danh của tôi, than ôi nó trắc trở quá! Thế là sau nửa tháng đi tìm việc, tôi lại hiện "nguyên hình" là thằng tôi. Thật vậy, tôi không có số đi ở.

Một thiên phóng sự về nghề cơm thầy cơm cô...

Sao lại không! Maryse Choisy mới năm ngoái đây cũng đã phải khoác áo con đòi. Mà thiên phóng sự " Carnet d une femme de chambre 1933" không phải là không có giá trị trước mắt nhà xã hội học.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cơm Thầy Cơm Cô PDF của tác giả Vũ Trọng Phụng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensachvn.com đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cảm nhận và đánh giá

Sau khi đọc sách CƠM THẦY CƠM CÔ thì mình cảm thấy sách là:

- Các câu chuyện ngắn được trình bày qua phương tiện truyền thanh, thường là trong các chương trình radio. Gợi mở sự tưởng tượng và hấp dẫn bằng cách thể hiện câu chuyện qua âm thanh.

- Tập trung vào nghệ thuật viết và diễn đạt, thường đi kèm với sự sáng tạo và độ phong phú trong ngôn từ. Gợi mở sự đánh giá cao về nghệ thuật và văn hóa.

- Cung cấp các tác phẩm văn học ngắn và dài, với độ sâu khác nhau trong cốt truyện và nhân vật. Gợi mở sự thú vị và kỳ vọng trong việc khám phá câu chuyện và nhân vật.

-

Nói chung sách hay đó mọi người đọc và cảm nhận nha. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ :!!!

Nguồn :

Tham khảo - Người đọc sách

Bạn có biết?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách. Nếu sách chỉ bao gồm thông tin ở dạng điện tử được xem trên một thiết bị có màn hình thì được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Copyright © 2021 Thu Vien Sach VN